BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VQG XUÂN SƠN Tin tức và sự kiện
Nằm ở điểm cuối của dãy Hoàng liên sơn thuộc trung tâm đa dạng sinh học của vùng Đông bắc. Với sự đa dạng về địa hình, địa chất đã tạo cho Vườn quốc gia Xuân Sơn sự đa dạng về các hệ sinh thái, thảm thực vật. Vì vậy đã mang lại sự đa dạng và đặc trưng đối với hệ thực vật nơi đây.
Trong những năm qua, Vườn quốc gia Xuân Sơn đã phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước triển khai thực hiện công tác khảo sát, điều tra đánh giá tính đa dạng đối với hệ thực vật nơi đây. Trong quá trình được hiện đã điều tra và phát hiện được nhiều loài thực vật quý hiếm, có giá trị về kinh tế cũng như bảo tồn. Mặt khác, trên cơ sở kết quả điều tra đã đưa ra những biện pháp để khoanh vùng, bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị của các loài thực vật quý hiếm. Với kết quả điều tra khảo sát theo từng giai đoạn, Vườn quốc gia Xuân Sơn đã phát hiện, bổ sung nhiều loài thực vật mới cho danh lục thực vật của VQG và bổ sung cho danh lục thực vật của Việt Nam và thế giới. Cụ thể kết quả điều tra khảo sát năm 2002 có tổng số 726 loài thực vật; năm 2005 có 1.217 loài; năm 2013 có 1.249 loài.
Hoạt động nghiên cứu thực vật tại Vườn quốc gia Xuân Sơn
Đặc biệt trong năm 2013-2014 Vườn quốc gia Xuân Sơn đã phối hợp với các nhà khoa học thuộc Bảo tàng thiên nhiên Việt nam đã điều tra, nghiên cứu thực tế tại hiện trường kết hợp việc thu thập mẫu vật và giám định đã xác định được 2 loài mới thuộc họ gừng bổ sung cho danh lục thực vật Việt Nam trong đó 01 loài thuộc chi Riềng (Alpinia pholyantha), 01 loài thuộc chi Sa nhân (Amomum putrescens). Tiếp đó, phối hợp với Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga nhiên cứu và phát hiện loài Tỏi rừng mới cho khoa học có tên Tỏi rừng xuân sơn Aspidistra xuansonensis. Với những kết quả nghiên cứu trên đã bổ sung cho danh lục thực vật của Vườn quốc gia Xuân Sơn lên 1.251 loài và bổ sung cho bộ sưu tập mẫu vật tại Bảo tàng thiên nhiên VQG Xuân Sơn.
Việc chú trọng đến công tác nghiên cứu khoa học có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại VQG Xuân Sơn. Từ đó, làm cơ sở đưa ra các giải pháp để khoanh vùng, bảo tồn, phát triển và phát huy các giá trị của tài nguyên thiên nhiên, góp phần tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học “biến” Vườn quốc gia Xuân Sơn thành một bảo tàng sống, là nơi lưu giữ nguồn gen thực vật cho cho Việt Nam cũng như cho nhân loại./.
Bình luận
Viết bình luận