Chào mừng bạn đến với Vườn quốc gia Xuân Sơn

Cây Re gừng (Cinnamomum bejolghota) – Cây đa tác dụng tại Vườn quốc gia Xuân Sơn Bảo tồn đa dạng sinh học

Vườn quốc gia Xuân Sơn với chức năng, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng một cách bền vững; việc ổn định rừng, tăng độ che phủ rừng càng nhanh càng tốt là một mục tiêu đặt lên hàng đầu. Trải qua các giai đoạn 1995 – 1999, giai đoạn 1999 – 2010, giai đoạn 2011 – 2015 Vườn đã triển khai nhiều chương trình tập trung vào công tác bảo vệ và trồng rừng như dự án 661, Dự án Bảo vệ và phát triển rừng; theo đó diện tích rừng trồng mới tính đến năm 2015 đạt trên 2.000ha; loài cây trồng chính là cây Re gừng và cây phù trợ là cây Keo, Mỡ.

Xuyên suốt cả quá trình đó cây Re gừng luôn được chọn là cây bản địa để trồng rừng và cũng qua nhiều năm trồng cây Re gừng luôn thể hiện là cây phát triển tốt, tỷ lệ sống rất cao, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu ở Vườn quốc gia Xuân Sơn. Nhiều cây Re gừng được trồng từ giai đoạn đầu đã phát triển thành rừng tự nhiên. Từ đó nó không chỉ phát huy được tác dụng phủ xanh đất trống, tăng độ che phủ rừng mà còn có tác dụng cho gỗ tốt, đẹp, là một loài cây thuộc họ tinh dầu sẽ mở ra nhiều hướng về chưng cất tinh dầu thơm thông qua nhựa…

Trên cơ sở đó, năm 2017 khi được phê duyệt tham gia chương trình trồng rừng thay thế với diện tích 21,6 ha, Vườn quốc gia Xuân Sơn tiếp tục chọn cây Re gừng là cây trồng chính và cây kinh tế là cây Mỡ. Sau 3 năm trồng tuy gặp nhiều khó khăn về thời tiết cây Re gừng vẫn đang sinh trưởng phát triển tốt và có tỷ lệ sống cao, chiều cao trung bình đạt trên 1,5m.

Xuất phát từ thực tế đó năm 2019 Vườn quốc gia Xuân Sơn đã xây dựng đề xuất 01 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước về “Khai thác và phát triển nguồn gen cây Re gừng (Cinnamomum bejolghota) tại một số tỉnh miền núi phía Bắc”. Đề tài đã được Bộ Khoa học & Công nghệ phê duyệt và chấp thuận. Đề tài được xây dựng với mục đích sẽ phát triển nhân rộng cây Re gừng trên một diện tích lớn sau đó một vài năm khi đủ tiêu chuẩn cho tỉa thưa lấy gỗ; lá, cành, vỏ cây cho tiến hành chưng cất tinh dầu. Các cây còn lại sau tỉa thưa sẽ chăm sóc, bảo vệ thành cây gỗ lớn để phát triển thành rừng vừa có tác dụng phủ xanh, bảo vệ môi trường, tạo bóng mát và cảnh quan, phục vụ học tập và nghiên cứu… Từ việc phát huy tối đa những tác dụng đó của cây Re gừng đề tài sẽ đạt được mục tiêu là góp phần khẳng định phát triển lâm nghiệp bền vững của Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Lô rừng trồng Re gừng ((Cinnamomum bejolghota) 10 năm tuổi tại VQG Xuân Sơn

           

 

Bài, ảnh: Vũ Thị Hiệp – VQG Xuân Sơn

 

Bình luận

  • avatar

    danghung886@gmail.com
    .
    Đề tài thành công tổ đep

Viết bình luận

Liên kết - Đối tác