Chào mừng bạn đến với Vườn quốc gia Xuân Sơn

DỰ ÁN DANIDA VQG XUÂN SƠN GIẢI PHÁP CHO QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG Hợp tác quốc tế - Dự án

          Vườn quốc gia Xuân Sơn có tổng diện tích tự nhiên 15.048 ha nằm trên địa phận thuộc xã  Xuân Sơn và một phần của các xã Xuân Đài, Kim Thượng, Đồng Sơn, Lai Đồng thuộc huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ. Trong đó có 9 bản có người dân sinh sống trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn quốc gia với 630 hộ và hơn 3000 nhân khẩu, hầu hết các đều thuộc diện là hộ nghèo ( chiếm 92%) chủ yếu sống dựa vào canh tác nông nghiệp và khai thác lâm sản phụ từ rừng. Đây là một thách thức đối với Ban quản lý Vườn quốc gia và chính quyền địa phương trong công tác quản lý bảo vệ rừng.

          Từ khi thành lập Vườn quốc gia Xuân Sơn đã xây dựng và triển khai nhiều dự án hỗ trợ nhằm phát triển kinh tế cho người dân sống trong Vườn quốc gia như dự án trồng Chè Shan, dự án trồng Giổi xanh ăn hạt...

          Năm 2007 được sự quan tâm của UBND tỉnh Phú Thọ kết hợp với Đại sứ quán Vương quốc Đan Mạch đã xây dựng và triển khai thực hiện dự án “ Cải thiện đời sống của người dân trong và ngoài Vườn quốc gia Xuân Sơn góp phần quản lý rừng bền vững” gọi tắt là dự án DANIDA – Vườn quốc gia Xuân Sơn. Dự án được thực hiện trong 3 xã Xuân Đài, Xuân Sơn, Minh Đài huyện Tân Sơn, Với quan điểm tạo cộng ăn việc làm nâng cao đời sống cho cộng đồng địa phương sống trong và vùng đệm VQG Xuân Sơn để cùng thực hiện tốt mục tiêu quản lý rừng bền vững

Để hạn chế những tồn tại từ nhũng dự án đã thực hiện, Ban quản lý dự án Vườn quốc gia Xuân Sơn đã tiến hành khảo sát nhu cầu thực tế của người dân địa phương về phát triển kinh tế và đã xây dựng các mô hình thí điểm phát triển kinh tế hộ, Mô hình kinh tế hộ và nhóm hộ( 4 mô hình), mô hình Nông lâm kết hợp(4 mô hình), Mô hình canh tác trên đất dốc(4 mô hình), mô hình chăn nuôi, mô hình Lâm sản ngoài gỗ(6 mô hình), mô hình quản lý rừng cộng đồng thôn bản ( 4 mô hình), mô hình bếp lâm nghiệm( bếp cải tiến: 150 bếp).

Trong quá trình triển khai thực hiện đã có 200 hộ gia đình được nhận hỗ trợ từ dự án, Ngoài việc hỗ trợ về kinh phí dự án đã tổ chức 20 lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuậtcho cán bộ địa phương và người dân trong xã về kỹ thuật và công nghệ xây dựng mô hình với hơn 800 lượt người tham gia và các cuộc hội thảo, thảo luận đầu bờ, người dân địa phương và cán bộ xã được đi tham quan học tập kinh nghiệm về các mô hình phát triển kinh tế tại VQG Cúc Phương, VQG Cát bà. Hiện nay, nhiều mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cao như mô hình chăn nuôi Gà chín cựa, mô hình chăn nuôi lợn Lửng đã và đang được triển khai nhân rộng.

Tuy chưa đánh giá được toàn hiện hiệu quả của dự án, nhưng bước đầu dự án đã làm thay đổi nhận thức cho cộng đồng địa phương thông qua các mô hình canh tác, nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình tham gia dự án, giải quyết được việc làm trong lúc nông nhàn cho hàng trăm lao động nông thôn mà còn làm thay đổi tập quán canh tác đưa người nông dân tiếp cận với các phương thức canh tác tiên tiên hơn và tạo ra sinh kế lâu dài cho cộng đồng địa phương. Đây là tiền đề cho việc thực hiện các mục tiêu góp phần quản lý rừng bền vững Vườn quốc gia Xuân Sơn.

                                                                           Tin và ảnh : Đinh Tấn Quyền- Phòng QLR & BTTN 

Bình luận

Viết bình luận

Liên kết - Đối tác