Chào mừng bạn đến với Vườn quốc gia Xuân Sơn

6. Bồ hòn Thực vật

6. Bồ hòn

Tên Việt Nam: Bồ hòn Tên khoa học: Sapindus mukorossi Họ: Bồ hòn - Sapindaceae Bộ: Bồ hòn - Sapindales Lớp (nhóm): Cây gỗ nhỏ Mô tả:  Cây gỗ cao 10 - 15m, vỏ nhẵn màu xám xanh hoặc xám bạc, hơi có bạnh. Cành non màu xám vàng, có lông. Lá rụng để lại sẹo hình tim ngược trên cành; lá kép lông chim một lần chẵn, cuống chung dài 20 - 24cm có lông mềm, mang 10 - 18 lá nhỏ, mọc cách hoặc mọc đối, hình trứng ngọn giáo hoặc trái xoan nhọn giáo, thuôn dần về phía đầu, gốc lá hình nêm, lệch. Gân bên nhiều, nhỏ. Cuống lá nhỏ rất ngắn. Hoa lưỡng tính màu lục vàng họp thành cụm chùy ở đầu cành, dài chừng 15 - 30cm, có lông tơ. Cánh đài 5, mặt ngoài có lông, mép có lông nhỏ. Cành tràng màu trắng lục, hình mác, mép có lông, đĩa...

Đọc thêm

5. Sơn ta Thực vật

5. Sơn ta

Tên Việt Nam: Sơn ta Tên khoa học: Rhus succedanea Họ: Đào lộn hột  - Anacardiaceae Bộ: Cam - Rutales Lớp (nhóm): Cây gỗ nhỏ Mô tả:  Cây gỗ trung bình có thể cao đến 20m, thân tròn thẳng, phân cành cao. Trong gây trồng, chỉ cao 3 - 8m, thân cong queo, phân cành nhiều. Vỏ màu nâu xám đen, có nhựa mủ màu trắng ngà để lâu đen dần; lá kép lông chim 1 lần lẻ, mọc cách, thường tập trong ở đầu cành, dài 5 - 10cm, rộng 1,5 - 3,5cm. Cuống chung mềm, dài 10 - 20cm, mang 7 - 13 lá chét. Lá chét mọc đối hình bầu dục hoặc hình trứng nhọn dần về phía đầu, gốc lá tù và lệch, mép lá nguyên, mặt trên nhẵn bóng, màu lục sẫm mặt dưới màu lục nhạt hoặc lục xám. Hoa nhỏ tập hợp thành truỳ ở nách lá phía đầu cành. Cụm hoa đực phân nhánh...

Đọc thêm

4. Đa Thực vật

4. Đa

Tên Việt Nam: Đa Tên khoa học: Ficus bengalensis Họ: Dâu tằm – Moraceae Bộ: Gai - Urticales Lớp (nhóm): Cây gỗ lớn Mô tả:  Cây đa có thể phát triển thành loài cây khổng lồ mà tán của nó che phủ đến một vài nghìn mét vuông. Đa có phương thức sinh trưởng không bình thường. Chúng là loài cây lớn mà thông thường bắt đầu sự sống như là loại cây biểu sinh trồng từ hạt trên các loại cây khác (hoặc trên các công trình kiến trúc như nhà cửa, cầu cống) do các loài chim ăn quả phân tán hạt. Cây trồng từ hạt nhanh chóng phát triển các rễ khí từ các cành cây, và các rễ khí này sẽ phát triển thành thân cây thực thụ khi chúng chạm tới mặt đất. Cây chủ cuối cùng sẽ bị bóp nghẹt hay bị phân chia ra bởi sự phát triển...

Đọc thêm

Liên kết - Đối tác