Chào mừng bạn đến với Vườn quốc gia Xuân Sơn

7. Lộc vừng Thực vật

Tên Việt Nam: Lộc vừng lá to

Tên khoa học: Barringtoria Acutangula

Họ: Lộc vừng - Lecythidaceae

Bộ: Lộc vừng - Lecythidales

Lớp (nhóm): Cây gỗ nhỏ

Mô tả:  Cây thường xanh, cao 5 - 15m, đường kính 40 - 80cm. Vỏ ngoài màu nâu xàm hay nâu hồng, thô, nứt dọc khá sâu, thịt vỏ màu hồng nhạt, nhiều sợi dai, cành non mảnh, màu đỏ nhạt. Lá hình trái xoan hay mác ngược, dài 8 - 12cm, rộng 4 - 5cm, đỉnh tù hay nhọn, gốc thót dài, mép lá có răng nhỏ, mau. Gân bên 8 - 9 đôi. Cuống có cánh do men xuống. Lá khi non màu đỏ hồng. Cụm hoa chùm dài 30 - 50cm, mang nhiều hoa. Hoa lưỡng tính. Cánh đài hình ống, ngoài có lông nhẹ, cánh tràng 4, màu trắng hình trứng ngược. Nhị nhiều, bao phấn hình vuông. Bầu 2 ô, noãn treo ở đỉnh. Quả hình bầu dục, dài 30mm, rộng 20mm, có 4 cạnh gần như cánh. Hạt 1.

Sinh học và sinh thái: Cây thuộc loài cây ưa sáng và ẩm, thường mọc ven các ao đầm hồ nước nhọt hay nước lợ. Phát tán quả nhờ dòng nước, tái sinh hạt kém nhưng tái sinh chồi mạnh. Hoa tháng 6 - 7, hoa nở về đêm vào khoảng 8 đến 4 giờ sáng.

Phân bố:

  • Thế giới: Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan...
  • Việt Nam: cây mọc ở vùng đồng bằng và trung du các tỉnh phía Bắc. Ở các tỉnh phía Nam gặp ở Phú Yên, Khánh Hòa đến Kiên Giang, Côn Đảo....

Giá trị: Gỗ màu đỏ nhạt, cứng bền. Dùng làm gỗ xây dựng, đóng các loại đồ đạc thông thường.

     Tài liệu dẫn: Sinh vật rừng Việt Nam - vncreature

Liên kết - Đối tác