QUẢN LÝ SINH VẬT NGOẠI LAI ĐỂ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN SƠN QLBVR & Bảo tồn Đa dạng sinh học
Sinh vật NLXH trước hết là những loài không có nguồn gốc bản địa. Khi được đưa đến một môi trường mới, một loài ngoại lai có thể không thích nghi được với điều kiện sống và do đó không tồn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khác, do thiếu vắng các đối thủ cạnh tranh và thiên địch như ở quê nhà cùng với điều kiện sống thuận lợi, các loài này có điều kiện sinh sôi, nảy nở rất nhanh và đến một lúc nào đó phá vỡ cân bằng sinh thái bản địa và vượt khỏi tầm kiểm soát của con người. Lúc này nó trở thành loài ngoại lai xâm hại.
Theo thống kê không đầy đủ, chúng ta có tới 94 loài sinh vật NLXH. Trong số đó, có một số loài đã gây ảnh hưởng nặng nề tới môi trường và kinh tế của người nông dân trên khắp cả nước. Có thể kể đến các loài NLXH đã thành đại dịch, như: ốc bươu vàng, cây trinh nữ thân gỗ (cây mai dương), bèo lục bình Nhật Bản…
Vườn quốc gia Xuân Sơn được giao quản lý với tổng diện tích 15.048 ha trên địa bàn 06 xã thuộc huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Vùng đệm của Vườn hiện có 29 cộng đồng thôn (bản) đang sinh sống, với 12.559 người, 2.908 hộ, trong đó vùng đệm trong có 9 thôn/bản với 794 hộ. Do vậy, trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như sinh hoạt hàng ngày vô tình đã để các loài ngoại lai xâm hại phát tán trên địa bàn. Trước thực trạng và nguy cơ xâm hại của các loài sinh vật ngoại lại có nguy cơ ảnh hưởng đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn. Năm 2019, Vườn quốc gia Xuân Sơn đã phối hợp với Sở tài nguyên và Môi trường triển khai nhiệm vụ Điều tra phân bố của sinh vật ngoại lai xâm hại và đề xuất các biện pháp ngăn ngừa, kiểm soát nhằm bảo tồn đa dạng sinh học,bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ”
Trong quá trình triển khai thực hiện đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp điều tra, thu thập thông tin và đánh giá thực tế tại Vườn quốc gia Xuân Sơn đã ghi nhận xác định được 06 loài sinh vật ngoại lai xâm hại, trong đó 05 loài thực vật thuộc 04 bộ, 04 họ của 2 ngành thực vật và 01 loài động vật theo quy định tại thông tư 35/2018/TTLT-BTNMT-BNNPTNT ngày 28/12/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về tiêu chí xác định và ban hành dạm mục loài ngoại lai xâm hại, cụ thể như sau:
Stt |
Tên KH |
Tên Việt Nam |
Nguồn gốc |
|
1 |
Eichhornia crassipes Mart Solms,1883 |
Cây Bèo lục bình |
Nam mỹ |
|
2 |
Mimosa pigra Linnaeus, 1758 |
Cây Mai dương |
Nam Mỹ |
|
3 |
Mimosa diplotricha Wright, 1869 |
Cây trinh nữ móc |
Châu Mỹ |
|
4 |
Agratum conyzoides Linaeus, 1758 |
Cây Cỏ hôi |
Châu Mỹ |
|
5 |
Chromoleana odorata Linaeus, 1758 |
Cây Cỏ lào |
Châu Mỹ |
|
6 |
Pomea canaliculata |
Ốc bươu vàng |
Châu mỹ, Nam mỹ |
|
Trong 6 loài tìm được đều có nguồn gốc từ châu Mỹ và có 3 loài có diện tích xâm hại cao với mật độ và phân bố trên diện rộng là Cỏ hôi, Cỏ lào, Ốc bươu vàng
Dựa trên đặc điểm điều kiện tự nhiên, đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài thực vật NLXH cùng với mức độ nhận thức, hiểu biết, sự quan tâm của người dân đối với các loài sinh vật ngoại lai xâm hại, các tác giả đề xuất các giải pháp quản lý, phòng diệt cụ thể đối với các loài thực vật NLXH hiện đang phát triển trên diện rộng tại Vườn quốc gia Xuân Sơn.
Với những kết quả đạt được, làm cơ sở để thực hiện các biện pháp quản lý, giám sát và tuyên truyền cho cộng đồng người dân vùng đệm của Vườn quốc gia để kịp thời nhận biết và thực hiện các biện pháp phòng trừ kịp thời hạn chế các thiệt hại đối với sản xuất nông lâm nghiệp và góp phần quan trọng trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học.
Ảnh: Cây Mai dương – một loài sinh vật ngoại lai xâm hại tại VQG Xuân Sơn
Bài: Đinh Tấn Quyền – VQG Xuân Sơn
Bình luận
Viết bình luận