HIỆU QUẢ PHỐI HỢP BẢO VỆ RỪNG GIÁP RANH Quản lý bảo vệ rừng
Vườn quốc gia Xuân Sơn Là nơi lưu giữ nhiều giá trị về đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên quý hiếm. Vì vậy việc quản lý bảo vệ và phát huy giá trị của tài nguyên thiên nhiên trong VQG được xác định là nhiệm vụ trong tâm và là yếu tố theo chốt có ý nhĩa quan trọng đối với sự phát triển của Vườn quốc gia . Huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình và Huyện Phù Yên tỉnh Sơn La là 2 địa phương có địa giới hành chính tiếp giáp với Vườn quốc gia Xuân Sơn với chiều dài đường ranh giới khoảng 25 km. Hiện tại khu vực giáp ranh của 2 tỉnh Sơn La, Hòa Bình với VQG Xuân sơn có tổng số 07 bản thuộc 2 xã có người dân sinh sống tại khu vực rừng giáp ranh với hơn 2000 nhân khẩu, cuộc sống của người dân chủ yếu phụ thuộc vào canh tác nương rẫy, sản xuất nông nghiệp; tỷ lệ hộ nghèo chiếm 85% tổng hố hộ trong bản. Các thôn bản này không thuộc diện hỗ trợ đầu tư theo Quyết định 24/QĐ-T Tg về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng. Đây là áp lực không nhỏ và là thách thức đối với công tác quản lý bảo vệ rừng tại Vườn quốc gia Xuân Sơn .
Xác định nhiệm vụ trong tâm và gải pháp đối với công tác quản lý bảo vệ rừng theo hướng bền vững, Trong những năm qua, Vườn quốc gia Xuân Sơn luôn tích cực triển khai và thực hiện có hiệu quả các giải pháp quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn, trong đó đặc biệt coi trọng công tác quản lý bảo vệ rừng tại khu vực rùng giáp ranh. Trong quá trình triển khai thực hiện đã tạo được sự ủng hộ, phối kết hợp của các cơ quan, đơn vị có liên quan và sự đồng thuận của người dân trong khu vực giáp ranh cụ thể:
Xây dựng, ký kết và thực hiện quy chế phối kết hợp giữa Vườn quốc gia Xuân Sơn với Hạt Kiểm lâm huyện Đà Bắc, Hạt Kiểm lâm huyện Phù Yên trong việc tuần tra, kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý các vụ vi phạm quy định về bảo vệ rừng tại khu vực giáp ranh. Mặt khác, công tác phối kết hợp còn được thông qua trao đối thông tin hai chiều, tiếp cận người dân khu giáp ranh để tuyên truyền, vận động và chia sẻ, hướng dẫn khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Từ đó góp phần thay đổi các tập quán xản xuất của người dân theo hướng tích cực giúp nâng cao đời sống giảm sự phụ thuộc của người dân vào rừng. Hơn nữa, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Cán bộ Vườn quốc gia Xuân Sơn đã vận dụng và thực hiện có hiệu quả giữa nhiệm vụ được giao gắn với phong trào thi đua “ Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” qua chuyên đề “ Dân vận khéo”. Kết quả đạt được trong năm 2013-2014, đã tổ chức đước 10 đợt tuần tra chung trên địa bàn; tổ chức được 04 lớp tuyên truyền cho người dân vùng giáp ranh về luật bảo vệ và phát triển rừng, giúp người dân hiểu rõ về vai trò, ý nghĩa mục đích sử dụng của 3 loại rừng đối với đời sống, xã hội và môi trường, nắm rõ được ranh giới của rừng đặc dụng; Xây dựng bảng thông tin đường dây nóng để tiếp nhận và kịp thời xử lý thông tin, khuyến khích cộng đồng tham gia đấu tranh và tố giác các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ rừng trên địa bàn. Ngoài ra, cón hướng dẫn người dân Bản Dinh, Suối Gà của huyện Phù Yên – Sơn La về kỹ thuật trồng một số cây lâm nghiệp, dân thay đổi những thói quen, tập quán không tốt gây ảnh hưởng đến rừng, đất rừng.
Tuần tra bảo vệ rừng khu vực giáp ranh
Triển khai công tác giao khoán bảo vệ rừng cho các cộng đồng thuộc các xã trong Vườn quốc gia Xuân Sơn gắn với việc triển khai thực hiện chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng theo Quyết định 24/QĐ-TTg ngày 24/12 /2012. Tổ chưc ký cam kết bảo vệ rừng đối với 29 cộng đồng, hàng năm thực hiện đánh giá cam kết bảo vệ rừng của từng công đồng làm cơ sở để đầu tư nguồn vốn hỗ trợ phát triển kinh tế cho cộng đồng thuộc 29 thôn bản vùng đệm của Vườn quốc gia. Từ đó đã tạo được sự gắn kết giữa quyền lợi và trách nhiệm của công động đối với việc tham gia quản lý bảo vệ rừng.
Thông qua các giải pháp được triển khai và thực hiện một cách đồng bộ, linh hoạt đã tạo được những kết quả tích cực đối với công tác quản lý bảo vệ rừng của Vườn quốc gia Xuân Sơn, đặc biệt đối với bảo vệ rừng tại khu vực giáp ranh, nâng cao được nhận thức của người dân, cộng đồng và nâng cao được vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương các xã, huyện giáp ranh trong công tác phối hợp tuần tra, tuyên truyền và xử lý các vụ vi phạm.
Tuy đời sống của cộng đồng người dân tại vùng giáp ranh với VQG Xuân Sơn thộc 2 tỉnh Sơn La và Hòa Bình còn gặp nhiều khó khăn, không được hưởng lợi từ chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng theo Quyết định 24/QĐ-TTg nhưng cộng đồng vẫn tích cực tham gia, ủng hộ trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Điều đó khẳng định sự phối kết hợp chặt chẽ giữa Vườn quốc gia Xuân Sơn với các đơn vị liên quan tại khu vực giáp ranh đã mang lại hiệu quả tích cực góp phần bảo tồn giá trị tài nguyên thiên nhiên và nguồn sinh thủy phục vụ phát triển kinh tế xã hội cho vùng./.
Đinh Tấn Quyền – Vườn quốc gia Xuân Sơn
Bình luận
Viết bình luận