MÀU SẮC RIÊNG TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG VƯỜN QUỐC GIA XUÂN SƠN Quản lý bảo vệ rừng
Vườn quốc gia Xuân Sơn được thành lập từ năm 2002 với tổng diện tích 15.048 ha có địa giới hành chính thuộc huyện Tân Sơn của Tỉnh Phú Thọ và giáp ranh với Huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình, Huyện Phù Yên tỉnh Sơn La với tổng chiều dài đường ranh giới giáp ranh là 26 km. Trong Vườn quốc gia Xuân Sơn cơ 29 thôn(bản) vùng đệm trong đó có 09 thôn vùng đệm trong, 20 thôn vùng đệm ngoài với tổng số 1.450 hộ, 8.230 nhân khẩu, đây là áp lực lớn đối với công tác quản lý bảo vệ rừng.
Công tác tuần tra quản lý bảo vệ rừng tại VQG Xuân Sơn.
Mặt khác, là một trong 30 vườn quốc gia nằm trong hệ thống rừng đặc dụng của cả nước. Tuy nhiên, Vườn quốc gia Xuân Sơn là một Vườn quốc gia “ Độc nhất vô nhị” về tổ chức bộ máy “ Không có Hạt Kiểm lâm trực thuộc”. Đây được coi là khó khăn và thử thách mà tập thể cán bộ viên chức Vườn quốc gia Xuân Sơn phải vượt qua để hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ là phổi xanh của tỉnh Phú Thọ.
Hơn nữa, Khi được thành lập, Vườn quốc gia Xuân Sơn có tổng số 20 biên chế trong đó có 3 Đảng viên, đóng trên địa bàn vùng đặc biệt khó khăn; hầu như trắng về cơ sở hạ tầng phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng (không điện, không có nhà làm việc, không biết tiếng dân tộc…, đường đi lại gặp nhiều khó khăn, thông tin liên lạc hạn chế) và đặc biệt hơn cho đến nay, vì không có Hạt Kiểm lâm nên trách nhiệm này được giao cho Đội chuyên trách bảo vệ rừng. Vì vậy, lực lượng tham gia bảo vệ rừng không được trang bị những vật dụng cần thiết ( Không quân trang, quân phục, không công cụ hỗ trợ và không được hưởng chế độ chính sách kèm theo … )
Với những khó khăn, thủ thách trên đã không làm nhụt trí mà còn tạo động lực thôi thúc tập thể cán bộ viên chức Vườn quốc gia Xuân Sơn quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao thể hiện thông qua sự phát triển không chỉ về công tác quản lý bảo vệ rừng mà còn thể hiện qua sự phát triển về đời sống của người dân và kinh tế xã hội của địa phương trong khu vực, cụ thể: Trong những năm qua, diện tích rừng được bảo vệ tốt, rừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng rừng, nâng độ che phủ của rừng từ 56% ( năm 2002) lên 86%( năm 2014), cơ sở hạ tầng phục vụ công tác bảo tồn được đầu tư, nhận thức của người dân về bảo vệ rừng được nâng cao, đời sống vật chất cũng như tinh thân của người dân trong khu vực được cải thiện và nâng lên thông qua các chính sách hỗ trợ, đầu tư phát riển. Để có được những thành công như ngày nay là nhờ sự triển khai linh hoạt nhiều giải pháp đồng bộ , trong đó một giải pháp trọng tâm được đặt ra là phải giải quyết hài hòa quyền lợi, lợi ích giữa người dân với Nhà nước trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Mặt khác, trong quá trình thực hiện đã găn việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ viên chức với phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh bằng những việc làm và hành động cụ thể tại đơn vị.
Từ những chuyên đề được triển khai thực hiện đã mạng lại những hiệu quả tích cực đối với công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Xuân Sơn cụ thể:
Thu hút được các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ công tác bảo tồn như Nhà làm việc, trung tập dịch vụ du lịch, hệ thống các trạm quản lý bảo vệ rừng tại gốc, Bảo tàng thiên nhiên; xây dựng được 30 km đường bào Vườn quốc gia Xuân Sơn, 28 km đường tuần tra bảo vệ rừng kết hợp đường dân sinh và một số công trình khác…, hệ thống các trang thiết bị máy móc phục vụ công tác chuyên môn được chú trong đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học trong công tác quản lý bảo vệ rừng như sử dụng phần mềm cảnh báo PCCCR; đầu tư 18 mô hình cây và con phục vụ công tác thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, 180 bếp tiết kiệm năng lượng giúp người dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cũng như nhận thức của người dân trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác, thay đổi tập quán cũng như thói quen không tốt gây tác động đến tài nguyên thiên nhiên và tạo được tính lan tỏa đối với cộng đồng người dân trong khu vực.
Triển khai có hiệu quả chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng thông qua việc ký cam kết bảo vệ rừng cộng đồng 29 thôn vùng đệm, hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất phục vụ sinh hoạt cộng đồng, hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất về cây và con giống, hệ thống tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Từ những việc làm trên đã tạo được sự gắn kết chặt chẽ giữa Vườn quốc gia Xuân Sơn với chính quyền địa phương và tạo được sự đồng thuận của người dân sống trong khu vực trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Từ đó, đã gắn quyền lợi với trách nhiệm của cộng đồng với nhiệm vụ bảo vệ rừng, coi rừng Vườn quốc gia Xuân Sơn như tài sản của mỗi gia đình và cùng chung tay bảo vệ và giữ gìn. Hơn nữa, những kết quả đạt đạt được đã góp phần cải thiện vfa nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân địa phương, thúc đẩy phát triển xản xuất, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương và chung tay cùng địa phương xây dựng nông thôn mới.
Về tổ chức và biên chế đến nay có sự chuyển biễn rõ rệt từ 20 biến chế (năm 2002) đến nay có 34 biên chế với 28 Đảng viên; Tổ chức bộ máy gồm Giám đốc và 02 phó giám đốc, 03 phòng chức năng ( 20 biên chế), Đội chuyên trách bảo vệ rừng (14 biên chế được bố trí cho 06 trạm bảo vệ rùng tại gốc). Trình độ cán bộ hiện nay: 01 thạc sỹ; 26 Đại học; 07 trung cấp.
Nhìn lại sau 10 năm xây dựng và phát triển, đặc biệt bước sang một thời kỳ mới để đẩy mạnh việc tái cơ cấu ngành lâm nghiệp, trong đó có diện tích rừng đặc dụng. Vì vậy, Vườn quốc gia Xuân Sơn tin tưởng rừng một ngày không xa sẽ được trưởng thành và hoàn thiện hơn về mọi mặt và phát huy được tiềm năng sẵn có để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội góp phần bảo tồn giá trị tài nguyên một cách bền vững./.
Đinh Tấn Quyền - VQG Xuân Sơn
Bình luận
Viết bình luận