Chào mừng bạn đến với Vườn quốc gia Xuân Sơn

TỔNG KẾT MÔ HÌNH DÂN VẬN KHÉO GIAI ĐOẠN 2011-2015 TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN SƠN Quản lý bảo vệ rừng

            Rừng Vườn quốc gia Xuân Sơn có giá trị to lớn trong việc bảo tồn, lưu giữ nguồn gen độngt hực vật quý hiếm và đóng góp vào việc phòng hộ bảo vệ sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế xã hội. Mặt khác, trong và vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Sơn có 29 thôn/bản có người dân sinh sống với 1000 hộ, hơn 4000 nhân khẩu, thành phần dân cư chiếm 95% là dân tộc ( Dân tộc mường: 70%; Dao: 25%), trình độ dân trí thấp, thu nhập bình quân đầu người đạt 1 triệu đồng/người/năm. Vì vậy, đây là một áp lực không nhỏ đối với công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng đối với Vườn quốc gia Xuân Sơn.

          Xác định được nhiệm vụ trong tâm trong công tác quản lý bảo vệ rừng, trong những năm qua, Vườn quốc gia Xuân Sơn đã phối hợp với chính quyền địa phương các xã trong khu vực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Trong đó, đã tập chung xây dựng và triển khai sâu, rộng mô hình “ Dân vận khéo trong công tác quản lý bảo vệ rừng” nhằm nâng cao nhận thức cho người dân và tạo được sự hài hòa giữ quyền lợi giữ cộng đồng dân cư với Nhà nước trong công tác quản lý bảo vệ rừng.

          Từ năm 2011 đến nay, Vườn quốc gia Xuân Sơn đã xây dựng 06 mô hình dân vận khéo tại 06 trạm quản  lý  bảo vệ rừng địa bàn địa bàn và triển khai thực hiện công tác dân vận tới 29 thôn/bản vùng đệm của Vườn quốc gia theo phương châm “ Mưa dầm thấm lâu”. Nhờ thực hiện tốt các giải pháp trên đã mang lại những hiệu quả tích cực đối với công tác quản lý bảo vệ rừng, hơn nữa còn góp phần chia sẻ lợi ích với cộng đồng, nâng cao đời sống, phát triển kinh tế xã hội của vùng bằng những việc làm và hành động cụ thể.

          Dân vận thông qua mô hình phát triển kinh tế tại Trạm QLBVR Đồng Sơn- VQG Xuân Sơn.

            Trong công tác tuyên truyền: nhận thức của người dân trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng được nâng cao. Trong những năm vừa qua trên địa bàn quản lý của Vườn quốc gia Xuân Sơn không để sẩy ra vụ vi phạm quy định về bảo vệ rừng, Người dân trong thôn bản tích cực tham gia quản lý bảo vệ rừng, tham gia phát hiện và tố giác các vụ vi phạm về quản lý bảo vệ rừng trong năm 2011 nhờ sự dân vận khéo người dân xã Xuân Sơn, Đồng Sơn đã tự giác nộp được hơn 50 khẩu súng săn, hiện nay trên địa bàn VQG Xuân Sơn không còn tiếng súng. Mặt khác,công tác tuyên truyền, vận đọng được tập chung vào các đối tượng như Già làng, Trưởng bản, dòng họ và đặc biệt tập chung vào đối tượng phụ nữ trong gia đình. Từ đó đã phát huy được tiếng nói của các già làng, trưởng bản, người phụ nữ trong gia đình trong việc giáo dục con, cháu, các thành viên trong gia đình, cộng đồng cùng thực hiện tốt các quy ước, hương ước bảo vệ rừng của thôn, xóm, dòng họ. Hơn nữa, các tổ chức đoàn thể của Vườn quốc gia đã phát động phong trào quyên góp “ Áo ấm tình thương” giúp đồng bào , các hộ nghèo trên địa bàn có một mùa đông ấm áp trên tinh thần “ Nhường cơm sẻ áo”, sau một thời gian phát động đã quyên góp ủng hộ được 500 bộ quần áo lớn nhỏ và đã phân phát cho những người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

             Dân vận phát triển kinh tế: Từ việc thu hút các chương trình dự án đầu tư vào Vườn quốc gia Xuân Sơn. Người dân sống trong và vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn đã được tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật và áp dụng vào trong sản suất phát triển các cây trồng vật nuôi phù hợp từ đó nâng cao được năng xuất cây trông, vật nuôi góp phần phát triển kinh tế nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho nhân dân. Trong các năm từ 2011 – 2014 Vườn quốc gia Xuân Sơn đã tổ chức triển khai mở 40 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật với hàng nghìn lượt người tham gia, đầu tư cho 80 hộ dân giống lợn; cải tạo và mua sắm trang thiết bị cho nhà văn hóa của 29 thôn phục vụ sinh hoạt cộng đồng; xây dựng các công trình phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp cho 10 thôn; tổ chức giao khoán bảo vệ rừng 19.100 lượt  ha; hướng dẫn trồng, chăm sóc rừng trồng 496 ha, tạo công ăn việc làm tăng thu nhập cho hơn 1.000 hộ gia đình và cá nhân. Thông qua việc tuyên truyền, đầu tư phát triển sản xuất  kinh kinh tế cây và con phù hợp, người dân đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật , dần thay đổi tập quán trong sản xuất, nâng cao năng xuất cây trồng, vật nuôi,  Người dân đã nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mỗi thành viên trong cộng đồng đối với việc bảo vệ rừng, coi rừng của Vườn quốc gia như tài sản của mỗi gia đình cần phải bảo vệ, giữ gìn, góp phần phát triển kinh tế xã hội chung của địa phương, cộng đồng đã ý thức trong việc bảo tồn,phát huy, tự hào với giá trị văn hóa, bản sắc của dân tộc mình từ đó giáo dục thế hệ con cháu, thế hệ tương lai của đất nước bảo vệ tài sản của quốc gia.

Dân vận trong công tác trồng rừng đặc dụng tại xã Kim Thượng huyện Tân Sơn

            Thông qua công tác xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng tại Vườn quốc gia một phần phục vụ công tác bảo tồn. Mặt khác, còn gắn với phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Từ đó, đời sống của người dân được cải thiện cụ thể như Vườn quốc gia Xuân Sơn đã xây dựng được 28 km đường bê tông phục vụ công tác tuần tra bảo vệ rừng kết hợp đường dân sinh gắn với tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Với việc đường giao thông thuận lợi đã nâng cao được trình độ dân trí thông qua việc có điện, có đường được giao lưu văn hóa, tiếp cận với thông tin đại chúng, hàng hóa sản xuất được lưu thông.

            Với những việc làm, hành động cụ thể của tập thể cán bộ Vườn quốc gia Xuân Sơn, ngoài việc thực hiện tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng còn nâng cao được đời sống của người dân khi tham gia bảo vệ rừng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của khu vực. Hơn nữa      qua công tác dân vận đã tạo được lòng tin của quần chúng nhân dân đối với người cán bộ, Đảng viên, tin tưởng vào các chủ trương, chính sách của Đảng và chung sức, đồng lòng bảo vệ, xây dựng và phát triển Vườn quốc gia Xuân Sơn bền vững./.

                                                                                        Đinh Tấn Quyền- VQG Xuân Sơn

Bình luận

Viết bình luận

Liên kết - Đối tác